Bố làm 1 hành động đơn giản khiến con hết khóc lóc mè nheo, ɑi cũng tán thưởng: Với trẻ nhỏ thì ρhải như thế!

 

Bố làm 1 hành động đơn giản khiến con hết khóc lóc mè nheo, ɑi cũng tán thưởng: Với trẻ nhỏ thì ρhải như thế!



Ông bṓ trẻ ᵭã có cách xử trí vȏ cùng ᵭúng ᵭắn khi con trai nhỏ cṓ tình mè nheo bṓ mẹ.

Trẻ nhỏ luôn thích được người lớn chú ý và đôi khi khóc lóc hay làm quá sự việc để được bố mẹ quan tâm.

Với thói quen này của con, nhiều bố mẹ có cách phản ứng chưa tốt. Đó là ngay khi thấy con khóc thì vội vàng ra bế ẵm, dỗ dành. Điều này diễn ra thường xuyên sẽ khiến con lạm dụng thói quen xấu.

Bất cứ chuyện gì xảy ra, dù chỉ nhỏ nhặt như việc vấp ngã, xước xát chân tay một chút, con cũng phải gào khóc lên đến khi nào bố mẹ chạy ra xem mới thôi.

Tuy nhiên, một ông bố trẻ đã có cách xử trí vô cùng đúng đắn khi con trai nhỏ cố tình mè nheo bố mẹ.

Một ngày, cậu con trai 3 tuổi tự dưng khóc lóc vô cớ, không có lý do. Ông bố trẻ thấy vậy thì hỏi:

"Con có chỗ nào không thoải mái à?".

"Không ạ", cậu bé trả lời.

Chỉ 1 hành động đơn giản, bố khiến con cạch hẳn thói khóc lóc, mè nheo suốt nhiều năm, ai cũng tán thưởng: Với trẻ nhỏ thì phải như thế - Ảnh 2.

Cậu bé khóc mà không có lý do (Ảnh minh họa)

"Thế tại sao con lại khóc nữa rồi? Bố không cảm thấy phiền nếu con khóc, nhưng con nên tìm một nơi thích hợp để khóc. Như vậy sẽ không làm phiền đến người khác. Khi con khóc đủ rồi, hãy bảo bố mẹ, sau đó con có thể ra ngoài".

Ông bố trẻ cho con trai vào phòng tắm đứng khóc một mình. Ngay cả khi bà mẹ thấy xót con và muốn vào dỗ thì ông bố vẫn lắc đầu, xua tay.

"Cứ để thằng bé khóc một mình đi".

Bố làm 1 hành động đơn giản khiến con hết khóc lóc mè nheo, ai cũng tán thưởng: Với trẻ nhỏ thì phải như thế! - Ảnh 3.

Khoảng 2 phút sau, khi không thấy bố mẹ đả động gì đến mình, cậu con trai mới gõ cửa rồi ngại ngùng bảo:

"Con khóc đủ rồi ạ".

Đến lúc ấy, cậu bé mới được phép ra ngoài chơi. Từ đó về sau, cậu bé không bao giờ khóc lóc, mè nheo bố mẹ nữa. Vì khóc lóc chẳng khiến cậu bé được người lớn chú ý mà còn phải vào phòng riêng ngồi một mình đến khi nào nín thì thôi.

Có thể nói, hành động của ông bố trẻ tuy đơn giản nhưng đã dạy cho con trai một bài học về việc kiểm soát cảm xúc của mình.

Người lớn có thể yêu thương, chiều chuộng, dỗ dành mỗi khi trẻ nhỏ khóc lóc. Nhưng nếu chiều quá trẻ sẽ sinh hư. Vì vậy, hành động cứng rắn, để mặc con như ông bố trẻ trong câu chuyện trên là hoàn toàn đúng đắn. Có như vậy, con cái mới biết cách quản lý cảm xúc của mình tốt hơn.

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta gặp phải những chuyện buồn hay không hài lòng với điều gì đó. Cảm xúc tồi tệ thật khó tránh khỏi nhưng điều quan trọng là chúng ta học được cách không đổ thừa sự tức giận lên những người xung quanh.

Có thế bạn quan tâm

4 loạι rau củ пằm troпg “daпҺ sácҺ ƌeп” gȃү uпg tҺư gaп, mȇ mấү cũпg пȇп ăп ít lạι

Bṓ cҺồпg cҺι 100 trιệu cướι vợ mớι, ƌȇm tȃп Һȏп ȏпg ȏm gṓι qua pҺòпg kҺácҺ пgủ, sáпg trả vợ vḕ пgoạι

CҺáү rừпg ở Mỹ ʟaп rộпg, dιệп tícҺ tҺιȇu rụι ʟớп Һơп cả Los Aпgeʟes

Vợ cҺồпg có ҺạпҺ pҺúc Һaү kҺȏпg cứ пҺìп vào 5 ƌặc ƌιểm пàყ là rõ

Luộc gà vịt tҺeo cácҺ пàყ cҺẳпg Ьao gιờ Ьị ƌỏ, cҺíп vừa tớι tҺơm пgọt lạι kҺȏпg пứt da

Ăп xȏι Ьuổι sáпg tιệп lợι пҺưпg 5 пҺóm пgườι sau пȇп tráпҺ

10 Ьí mật của các cặp vợ cҺồпg ҺạпҺ pҺúc

7 ƌιḕu kҺιếп pҺụ пữ U40, U50, U60 kҺȏпg tҺể có ƌược cuộc sṓпg aп пҺàп, ҺạпҺ pҺúc

Vιệt Nam có 1 tỉпҺ ƌược New York Tιmes xếp vào top ƌιểm ƌếп Һấp dẫп пҺất tҺế gιớι: Sở Һữu một troпg “tứ ƌạι ƌỉпҺ ƌèo”, mùa пào cũпg ƌẹp пức ʟòпg

4 ƌιḕu cấm kỵ pҺụ пữ dạι tҺícҺ kҺoe kҺoaпg trȇп mạпg xã Һộι, ƌàп Ьà kҺȏп пgoaп tuүệt ƌṓι tráпҺ xa